Những lời chỉ trích Nam_tính

Hai nhân tố chính mà các công trình nghiên cứu về Lịch sử của Nam tính là nó sẽ ổn định trong suốt tiến trình lịch sử(hơn là có sự thay đổi) và một nền văn hóa quá nhấn mạnh vấn đề Nam tính thiếu tính thực tế trong cuộc sống. Theo John Tosh, Nam tính đã trở thành một khái niệm cơ bản được sử dụng bởi các sử gia để tăng cường việc khám phá văn hóa thay vì tính chất đặc biệt của chính khái niệm này.[30]. Điều này thu hút sự chú ý từ thực tế đến mô tả và ý nghĩa của nó, không chỉ trong lĩnh vực Nam giới; văn hóa đang trở thành “đường ranh cuối cùng, sự thật mang tính lịch sử." Tosh phê bình tác phẩm của Martin Francis dưới góc độ này vì văn hóa quần chúng, chứ không phải kinh nghiệm trong cuộc sống gia đình, là những điều cơ bản trong những tranh luận của Francis.[31] Francis sử dụng nền văn học và phim ảnh hiện đại để mô tả Nam tính như sự lo lắng, run sợ từ cuộc sống gia đình và trách nhiệm, trong suốt những năm 1940 đến 1950.. Francis viết rằng sự trốn chạy khỏi trách nhiệm này là “hầu như diễn ra tại mọi cấp độ của sự tưởng tượng(cá nhân và xã hội). Khi nhìn vào khía cạnh văn hóa, nó là khó khăn để đo lường mức độ mà những bộ phim như “Scott of the Antarctic” đại diện cho những ảo tưởng về Nam tính của thời đại.. Những lời kêu gọi của Michael Roper tập trung trên chủ đề về nền văn hóa thiên kiến về Nam tính này, vì sự hiểu biết rộng được để qua một bên cho một bài kiểm tra “những gì là mối quan hệ của các nguyên tắc về Nam tính đối với một người Đàn ông thực sự, đối với những vấn đề tồn tại, đối với mọi người và đối với sự giả tạo bên trong của họ(Kinh nghiệm của Tosh).[16]

Theo Tosh, nền văn hóa Nam tính đã tồn tại lâu hơn sự hữu ích của chính nó vì nó không thể thỏa mãn mục đích ban đầu của lịch sử này(để khám phá ra Nam tính được hình thành và thể hiện như thế nào) và ông cảnh báo về “Những câu hỏi đối với thái độ và ảnh hưởng của nó". Những tác phẩm của ông về Nam tính dưới thời Victoria sử dụng những kinh nghiệm cá nhân trong các bức thư và các bản phác thảo để mô tả những nền văn hóa rộng lớn hơn và cách ứng xử xã hội, như là truyền thống sinh nở hay Giáng sinh.

Stefan Dudink tin rằng sự tiếp cận một cách có phương pháp(cố gắng để phân loại Nam tính như một hiện tượng bí ẩn) đang dần phá hủy sự phát triển mang tính lịch sử của nó.[32] Những tác phẩm của Abigail Solomou-Godeau về nghệ thuật thời kì tiền cách mạng Pháp phổ biến chế độ gia trưởng manh mẽ và vững chắc.[11]

Đánh giá tổng thể của Tosh là một sự thay đổi là cần thiết trong việc khái niệm hóa chủ đề hướng về lịch sử của Nam tính như một chuyên ngành có mục đích tiếp cận một đối tượng rộng hơn, hơn là chỉ như một công cụ phân tích lịch sử văn hóa và xã hội. Tầm quan trọng mà ông đặt vào lịch sử cộng đồng hướng về mục đích ban đầu của việc nghiên cứu Giới tính trong lịch sử, điều này tìm cách dùng Lịch sử để soi rọi và thay đổi hiện tại. Tosh kêu gọi các sử gia sống theo “những kì vọng của xã hội” trong các tác phẩm của họ, điều này cũng cần một sự tập trung lớn hơn vào tính chủ quan và Nam tính. Góc nhìn này thì đối lập với góc nhìn của Dudink; Dudlink kêu gọi cho “một phong trào đường vòng” hướng về Lịch sử của Nam tính, để bù đắp cho những sai lầm mà ông đã nhận thấy trong quá trình nghiên cứu.. Điều này là đối lập với những gì mà Tosh kêu gọi, tái tạo Nam tính bằng cách không đặt nó vào trung tâm của việc khám phá lịch sử và sử dụng những cuộc thảo luận và văn hóa như một cách gián tiếp hướng đến một cách tiếp cận cụ thể hơn. Trong một nghiên cứu của Low Countries, Dudink đề xuất việc bỏ qua lịch sử Nam tính bằng cách phân tích một cách chặt chẽ một dân tộc và chủ nghĩa dân tộc(đưa Nam tính trở thành một lăng kính thông qua đó để thấy những xung đột và vấn đề xây dựng quốc gia).[16] Những tác phẩm của Martin Francis về gia đình thông qua lăng kính văn hóa bỏ qua lịch sử Nam tính vì “Những người đàn ông luôn quay về và hướng tới việc vượt qua những ranh giới của Gia đình, dù chỉ là trong trí tưởng tượng”; những nguyên tắc chung về cách ứng xử không đúng hoàn toàn với những trải nghiệm của người Đàn ông.

Những hình ảnh truyền thông về các cậu bé hay chàng trai có thể dẫn tới việc khắc sâu những quan niệm sai lầm về Nam tính. Theo những nhà hoạt động về quyền của Nam giới, truyền thông không nêu những vấn đề về quyền của người Nam giới và những người Đàn ông thường được mô tả một cách tiêu cực trong trên truyền thông.[33] Peter Jackson gọi tính Nam tính quyền lực là “bóc lột kinh tế” và “áp bức xã hội”: “Việc áp bức là rất đa dạng từ việc áp đặt một cách gia trưởng trên cơ thể người Phụ nữ và việc sinh đẻ, thông qua những quan niệm về Gia đình, Nữ tính và quan hệ tình dục bắt buộc, đến những quan niệm của xã hội về các giá trị liên quan đến công việc, những kĩ năng tự nhiên và số tiền được nhận cho công việc nặng nhọc và chuyện sinh nở."[16]

Nghiên cứu tâm lý học

Theo một số bài báo được trình bày của Tracy Tylka trong  Hiệp hội Tâm lý Mỹ, “Thay vì thấy việc suy giảm tính “nô lệ” của Phụ nữ trong xã hội, chúng ta thấy sự gia tăng tính “nô lệ” trong cả hai Giới. Và bạn có thể thấy điều đó trên truyền hình những ngày hôm nay”. Những người Đàn ông và Phụ nữ cố gắng ăn kiêng để mà có được những gì họ cho là một thân hình ốm đầy quyến rũ; trong một số trường hợp xấu, nó dẫn đến rối loạn ăn uống.[14] Nhà tâm lý học Thomas Holbrook đã trích dẫn một nghiên cứu mới nhất tại Canada chỉ ra rằng cứ sáu người đàn ông thì có một người bị rối loạn ăn uống.[14]

Những nghiên cứu tại Anh phát hiện rằng “Những người chàng trai và cô gái đọc những Tạp chí thể dục và thời trang có thể bị ám ảnh tâm lý từ những cơ thể hoàn mỹ của các người mẫu”. Những người trẻ tuổi sẽ tập luyện điên cuồng để mà đạt được một vóc dáng mà họ cho là quyến rũ và mạnh khỏe, điều này có thể dẫn tới rối loạn đái tháo đường và rối loạn cơ.[14][34][35]. Mặc dù những hình tượng mẫu vẫn đang được duy trì, giá trị về hình tượng Nam tính đang dần thay đổi. Đã bắt đầu xuất hiện những tranh luận rằng Nam tính là một cái gì đó bí ẩn, không ổn định và chúng ta mãi mãi không bao giờ tìm được những tiêu chuẩn chung cho nó.

Những người đàn ông công nhân xây dựng làm việc mà không có thiết bị bảo hộ

Những áp lực do trách nhiệm của Giới tính

Trong năm 1987 Eisler và Skidmore nghiên cứu về Giới tính và đề xuất khái niệm “Áp lực của Nam tính” và phát hiện 3 yếu tố của Nam tính gây nên những áp lực ở người Đàn ông:

  • Sự nhấn mạnh rằng yếu tố sức khỏe là một điều tất yếu ở Đàn ông
  • Bị cho là người nhạy cảm
  • Buộc phải đáp ứng một cách tốt nhất những việc liên quan đến tình dục và kinh tế

Vì những tiêu chuẩn và áp lực xã hội liên quan đến Nam tính, những người đàn ông bị chấn thương tủy sống buộc phải thay đổi bản tính của mình từ những mất mát do vết thương gây ra; điều này “dẫn đến cảm giác yếu đuối về mặt thể chất cũng như tình dục cùng với sự đánh giá thấp bản thân và mất đi những bản chất Nam tính của mình. Ngoài ra, họ còn cảm thấy tội lỗi và hoàn toàn mất kiểm soát."[16] Nghiên cứu cũng đề cập rằng những người đàn ông cảm thấy áp lực khi so sánh bản thân mình với hình mẫu Nam tính truyền thống. Brett Martin và Juergen Gnoth(2009) thấy rằng mặc dù bản thân những người Đàn ông Nữ tính thích hình tượng Nữ tính nhưng họ cũng nhấn mạnh với mọi người sự yêu thích Nam tính; Theo nhiều tác giả, điều này phản ánh áp lực của những người Đàn ông đối với việc theo đuổi tiêu chuẩn Nam tính truyền thống.[16]

Trong tác phẩm “Raising Cain: Protecting The Emotional Life of Boys”,  Dan Kindlon và Michael Thompson viết rằng mặc dù bản tính của các cậu bé là yêu thương và đồng cảm nhưng việc phải sống trong một xã hội mà giới tính bị xã hội hóa(Lý tưởng về người đàn ông “cứng” và ham mê quyền lực) không cho phép họ thể hiện những cảm xúc lành mạnh của thời tuổi trẻ. Theo Kindlon và Thompson, những cậu bé thiếu khả năng thấu hiểu và nhấn mạnh cảm xúc từ những áp lực của Nam tính truyền thống.[36]

Trong bài báo “Sexual Ethics, Masculinity and Mutual Vulnerability", Rob Cover thực hiện việc phân tích những nghiên cứu của Judith Butler về Nam tính. Bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề tấn công tình dục và được lý giải phần nào bởi góc nhình về tính Nam tính ham mê quyền lực.[16]

Những vấn đề cấp bách của Nam tính

Một học thuyết về tính cấp bách của Nam tính đã xuất hiện;[11][11] nhà khảo cổ học người Australia Peter McAllister nói, “Tôi có một cảm giác mãnh liệt rằng Nam tính đang trong giai đoạn thật sự đen tối. Những người Đàn ông đang cố gắng tìm kiếm một hình mẫu thật sự trong thời đại ngày nay; những điều chúng ta đã từng làm không còn phù hợp nữa”.[14] Những người khác sẽ thấy những thị trường lao động mới chứa những nguyên nhân của sự căng thẳng. Việc giảm thiểu các ngành công nghiệp nặng và sự phát triển của ngành công nghiệp không khói ứng dụng công nghệ đã cho phép nhiều người Phụ nữ tham gia vào thị trường lao động, giảm bớt những công việc cần đến sức mạnh thể chất..[11]

Những vấn đề cấp tính này cũng xuất phát từ  nữ quyền và những câu hỏi của người Phụ nữ về sự thống trị và quyền lợi chỉ dành cho người Đàn ông trong vấn đề về Giới tính.[11] Nhà xã hội học người Anh John MacInnes viết rằng “Nam tính luôn gặp phải những bất đồng ý kiến không phải trong vấn đề này thì trong vấn đề khác”, ông cũng nói rằng những vấn đề cấp tính ngày càng tăng từ “những mâu thuẫn cơ bản giữa những tiêu chuẩn chính trong thời đại mới, tất cả mọi người là bình đẳng(không phân biệt giới tính), và chủ nghĩa thống trị, nơi mà người Đàn ông là giống cao cấp hơn, vì vậy được áp đặt người Phụ nữ."[11]

John Beynon khảo sát những cuộc thảo luận về tính cấp bách của Nam tính và phát hiện ra rằng khái niệm Nam tính và người Đàn ông luôn đi đôi với nhau và sẽ không rõ ràng nếu Nam tính, người Đàn ông hay cả hai khái niệm này được cho là đang trong tình trạng cấp bách.[11]. Theo Beynon, tính “cấp bách” trong vấn đề Nam tính không phải là một hiện tượng mới; ông lấy ví dụ nhiều thời kì Nam tính ở trong giai đoạn cấp bách trong suốt chiều dài lịch sử(một vài trong số đó xuất hiện trước khi có các Phong trào Nữ quyền và xã hội hậu công nghiệp). Ông nói rằng vì tính mềm dẻo trong khái niệm Nam tính nên “Tính cấp bách là một yếu tố gắn liền với khái niệm Nam tính."[11] Một nhà nghiên cứu Điện ảnh, Leon Hunt, cũng đồng tình với quan điểm đó “Dù cho Nam tính thật sự nguy cấp trong bất cứ thời điểm nào, nó cũng giống như những điều nguy cấp đã từng diễn ra trong những năm 1970".[11]

Những người Đàn ông "ăn cỏ" 

Trong năm 2008, Khái niệm “Những người Đàn ông ăn cỏ”(“ herbivore men") trở nên phổ biến tại Nhật bản và lan ra khắp thế giới. “Những người đàn ông ăn cỏ” là khái niệm ám chỉ những người Đàn ông trẻ Nhật không gắn mình với những quan điểm Nam tính truyền thống. Masahiro Morioka đã khái quát hóa một số đặc điểm của họ như sau 1) Có tính lịch thiệp bẩm sinh, 2) Không bị lệ thuộc vào Nam tính, 3) Không thô lỗ với những điều lãng mạn, 4) Có cái nhìn công bằng với phụ nữ, 5) ghét những cảm xúc đau đớn. Những người Đàn ông theo quan điểm này bị công kích nặng nề bởi những người Đàn ông tôn trọng Nam tính truyền thống.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam_tính http://www.askmen.com/sports/bodybuilding/56_fitne... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1381820/... http://ifsbutscoconuts.kinja.com/the-butch-factor-... http://www.livescience.com/health/060815_bodyimage... http://www.who.int/gender/whatisgender/en/ http://www.butch-femme.net/butchfemmenetwork_016.h... http://bodymindsoul.org/articles/gay-sexuality/gay... //dx.doi.org/10.1108%2FQRJ-03-2014-0011 http://dx.doi.org/10.1108/QRJ-03-2014-0011 //dx.doi.org/10.1111%2Fj.1468-0424.2007.00469.x